Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn: Hiệu quả từ đào tạo chuyên sâu từng chuyên ngành
(Thethaovanhoa.vn) - Công
nghệ thông tin (CNTT) là một lĩnh vực “hot” ở thời điểm hiện tại và cả
tương lai. Hàng loạt các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN, trung tâm đào
tạo về công nghệ thông tin đã lần lượt ra đời.
Tuy
nhiên để tìm được một địa chỉ đào tạo chuyên nghiệp và chất lượng để
theo học là một bài toán khá hóc búa cho các em học sinh, sinh viên.
TT&VH đã tìm được một địa chỉ đỏ chuyên đào tạo về CNTT và CNTT ứng
dụng đó là trường Cao đẳng công nghệ thông tin (CĐ CNTT) Hữu nghị Việt -
Hàn.
Thầy Võ Duy Thanh - Phó Hiệu trưởng trường CĐ CNTT Hữu nghị Việt - Hàn.
Dưới đây là tâm sự của Th.S Võ Duy Thanh - Phó Hiệu trưởng phụ trách trường với TT&VH:
*
Được biết trường CĐ CNTT Hữu nghị Việt- Hàn là một địa chỉ uy tín tại
thành phố Đà Nẵng về đào tạo nguồn nhân lực CNTT và CNTT ứng dụng chất
lượng cao được các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng. Với tư cách là người
cầm lái con tàu, thầy có thể giới thiệu đôi nét về trường?
-
Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn là trường công lập trực thuộc
Bộ Thông tin Truyền thông, đây là món quà của Tổng thống Hàn Quốc Roh
Moo Hyun tặng nhân dân Việt Nam nhân chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng
Phan Văn Khải vào tháng 9/2003.
Công
trình xây dựng trong khuôn viên làng Đại học của thành phố Đà Nẵng, có
diện tích gần 14 ha. Phía Hàn Quốc đầu tư 10 triệu USD để thiết kế và
xây dựng khu giảng đường và khu thực hành rộng hơn 20.000m2, thư viện
rộng 2.500m2, khu nhà hành chính rộng 10.600m2, trang bị thiết bị đào
tạo và làm việc (gồm 1400 máy tính, 40 máy tính xách tay cùng các thiết
bị phục vụ khác), xây dựng nội dung chương trình đào tạo và đào tạo cán
bộ quản lý, giáo viên cho trường. Phía Việt Nam cũng đầu tư tương ứng
hơn 171 tỷ đồng để thiết kế và xây dựng trung tâm phục vụ sinh viên rộng
7.200m2, ký túc xá rộng 13.400m2, khu thể thao ngoài trời, hệ thống
đường nội bộ, sân vườn, cây xanh hoàn chỉnh...
Đây
là công trình tượng trưng cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị phát triển
không ngừng giữa Việt Nam và Hàn Quốc sau khi hai nước thiết lập quan hệ
ngoại giao năm 1992. Kinh phí viện trợ cho dự án này là mức cao nhất mà
Hàn Quốc viện trợ cho Việt Nam từ trước đến nay. CNTT hiện được xem là
mũi nhọn phát triển của Hàn Quốc và đây cũng là dự án hợp tác tiêu biểu
nhằm đào tạo nguồn nhân lực CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá của Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
*
Có vốn đầu tư và sự hợp tác của cả Việt Nam và Hàn Quốc, chương trình
đào tạo của trường CĐ CNTT Hữu nghị Việt- Hàn có điểm gì đặc biệt?
-
Với mục tiêu phát triển CNTT và đáp ứng nguồn nhân lực CNTT cho các
tỉnh miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, chương
trình đào tạo của trường có đặc thù là tiếp cận chương trình đào tạo của
Hàn Quốc và thông qua chương trình đào tạo của Việt Nam được quản lý
bởi Bộ GD&ĐT. Chương trình này kết hợp đào tạo giữa 2 nền giáo dục
của Việt Nam và Hàn Quốc. Do đó, trường đào tạo về CNTT và CNTT ứng
dụng. Mỗi chuyên ngành, trường đều đào tạo theo tính chuyên sâu với khối
lượng kiến thức thực hành cao hơn kiến thức lý thuyết: 40% lý thuyết,
60 % thực hành. Cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu học tập và sinh hoạt
của sinh viên.
Qua
thời gian đào tạo, trường đã đáp ứng được nguồn nhân lực CNTT cho các
tỉnh miền Trung- Tây Nguyên và các tỉnh thành trên cả nước và được các
nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bên cạnh đó, trường không ngừng nâng cao
trình độ của đội ngũ giảng viên, cập nhật những kiến thức mới để đưa vào
giảng dạy. Hàng năm, nhà trường rà soát lại khung chương trình để thay
đổi những môn học không phù hợp và cập nhật những chương trình mới của
quá trình phát triển CNTT. Qua đó, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực CNTT theo
nghị định của chính phủ là từ nay đến năm 2020 đưa nước ta trở thành
quốc gia mạnh về CNTT.
Ngoài
ra nhà trường rất quan tâm công tác ăn ở, sinh hoạt của sinh viên, giúp
các em có điều kiện tốt hơn trong môi trường học tập. Chính vì thế,
hàng năm có 80% sinh viên ra trường có việc làm, học liên thông lên bậc
đại học.
CĐ CNTT Hữu nghị Việt Hàn hợp tác cùng Đại học Soongsil (Hàn Quốc)
*
Hiện nay, trên cả nước có hàng loạt cơ sở đào tạo về ngành CNTT. Vậy
đâu là điểm khác biệt giữa sinh viên tốt nghiệp tại trường với những
trường hay những cơ sở đào tạo ngành cntt khác?
-
Nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam trước mắt chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tế. Qua thực tế đào tạo, trường đã rút ra kinh nghiệm là chương
trình phải gắn với các doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập, các đơn
vị doanh nghiệp sẽ cho sinh viên biết các em thiếu kỹ năng gì. Qua đó,
nhà trường sẽ cho các em học tập thêm chuyên đề để gắn với thực tế của
các đơn vị.
Sinh
viên ra trường rất tự hào là không phải đào tạo lại. Trường đào tạo
chuyên sâu về từng chuyên ngành, không mang tính chất hàn lâm. Ví dụ,
chúng tôi đào tạo về CNTT có khoa khoa học máy tính thì đào tạo chuyên
sâu về 3 ngành: lập trình, mạng và hệ thống thông tin; còn lĩnh vực CNTT
ứng dụng có các ngành: Công nghệ kỹ thuật Tin học viễn thông, Kỹ thuật
công nghệ thiết kế kiến trúc và Thiết kế đồ họa. Lĩnh vực Ứng dụng trong
kinh doanh, trường có chuyên ngành Thương mại điện tử, Quảng cáo và
quan hệ công chúng, Quản trị truyền thông Marketing. Nhìn chung, tất cả
các ngành đều đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp. Các sinh viên sẽ
được nhận bằng cử nhân Cao đẳng CNTT và CNTT ứng dụng sau khi hoàn thành
khóa học 3 năm.
*
Một trong những nguyên nhân của việc lao động Việt Nam tiếp cận những
công nghệ mới, kiến thức mới khó khăn là rào cản ngôn ngữ. Theo thầy nên
giải quyết vấn đề này như thế nào?
-
Cơ quan hợp tác quốc tế Koica (Hàn Quốc) là cầu nối tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp và các trường Hàn Quốc đến thăm trường để xây dựng mối
quan hệ, tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, đáp
ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp
nhận sinh viên đến làm việc như Tập đoàn công nghiệp nặng Dosan Vina,
Sam sung Electronic Việt Nam, Huyndai IT,….và đánh giá chuyên môn của
sinh viên CĐ CNTT Hữu nghị Việt - Hàn không thua kém trường nào nhưng
còn yếu về ngoại ngữ. Trước thực tế này, nhà trường đã đào tạo cho sinh
viên kỹ năng mềm, đào tạo tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh nâng cao. Trong
năm học tới, nhà trường đề cao và có chiến lược phát triển trình độ
ngoại ngữ, trước mắt là tiếng Hàn để các em có cơ hội học liên thông tại
các trường ĐH Hàn Quốc và việc làm tại các công ty Hàn Quốc.
Năm
học 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông qua đề án nâng cao trình
độ tiếng Anh cho giáo viên và sinh viên, trường đã được hỗ trợ kinh
phí. Chính vì thế, nhà trường đưa ra chuẩn quốc tế và quy định của Việt
Nam là lấy chuẩn TOIEC, chuẩn này được hỗ trợ bởi trung tâm khảo thí Hoa
Kỳ - công ty IIG Việt Nam (lễ ký kết bản ghi nhớ diễn ra vào ngày
18/5/2013). Chúng tôi đưa chương trình TOIEC vào đào tạo. Trước mắt
trường lấy chuẩn đầu ra của hệ CĐ là 300 điểm TOIEC. Hiện nay, trường đã
hoàn thành đề án xây dựng 1 phòng Lap vừa đáp ứng cho sinh viên học
tập, vừa đáp ứng yêu cầu của IIG là trung tâm khảo thí tại Đà Nẵng.
*
Được biết nhà trường đang tích cực chuẩn bị cho việc nâng cấp trường
trở thành trường ĐH CNTT Truyền thông Hữu nghị Việt - Hàn. Vậy mọi công
tác chuẩn bị của trường đến nay như thế nào rồi?
-
Vừa qua, cơ quan hợp tác quốc tế Koica Hàn Quốc đầu tư giai đoạn 2 “Dự
án hỗ trợ nâng cấp các thiết bị dạy học”, giúp cho các em có điều kiện
học tập tốt hơn. Năm 2014, trường định hướng nâng cấp thành trường ĐH
CNTT truyền thông Hữu nghị Việt - Hàn, đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất
lượng cao, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu CNTT lớn nhất
khu vực miền Trung- Tây Nguyên đang xây dựng tại thành phố Đà Nẵng.
Hiện
nay nhà trường đã đáp ứng được nơi đào tạo, hệ thống phòng học và phòng
thực hành đáp ứng được cho đaò tạo trình độ Đại học. Đội ngũ cán bộ
giảng viên dần được nâng lên trình độ Tiến sĩ. Chúng tôi đã có phương án
trình Chính phủ phê duyệt để nâng cấp trường lên đại học. Đề án tiền
khả thi, đã được Bộ thông tin truyền thông phê duyệt và trình Bộ
GD&ĐT.
Hiện
nay dự án ODA của Hàn Quốc đã đầu tư cho trường 6,2 triệu USD để nâng
cấp trang thiết bị dạy học, đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sĩ và
đào tạo cho đội ngũ quản lý, kỹ thuật viên, giảng viên sang thăm quan
học tập tại Hàn Quốc.
* Trân trọng cảm ơn thầy về cuộc trao đổi này.